‘OK’ hay ‘Okay’ /ˌəʊˈkeɪ/ là một trong những từ ngữ phổ biến thành công nhất trong giao tiếp bằng lời (âm thanh-oral) và chữ viết (văn tự – writing form) tại rất nhiều quốc gia kể cả có và không có sử dụng chữ cái La tinh a,b,c… BBC nêu lên một số dân tộc như
Người Mỹ bản địa Choctaw (Native American – Choctaw): Okeh (đúng vậy đó – it is so)
Người Tô cách Lan (Scottish): Och aye – (Ừ được – oh yes)
Hy Lạp (Greek): Ola kala – (Mọi thứ đều đúng – all is right)
Đức (German): ohne Korrektur {Không cần phải sửa – No correction needed)
Phần Lan (Finnish): Oikea (đúng – correct)
Nhóm sắc tộc Mandinka: O ke (đúng vậy – that’s it)
Cũng theo BBC, có lẽ do âm ‘O’, ‘K’ và ‘A’xuất hiện trong hầu hết ngôn ngữ trên thế giới nên âm thanh ‘OK’ khi phát ra tạo cảm giác thân quen trong dân gian. OK còn khác thường khi nó bao gồm mọi hình thái từ cơ bản:
- danh từ: with just an ‘ok’ from his mentor, he has been able to turn every disater in his life into an opportunity
- tính từ: he should be ok
- trạng từ: everything works ok, I guess, unless the boss is so demanding.
- động từ: our professor has already okayed our plan for the dissertation
- thán từ (interjection): ok! You’re convinced so we’ll proceed then.
- từ đệm dùng nối ý giữa các câu (discourse marker): as those are released on parole; ok then, we have nothing to do but let them go!
Từ nguyên (etymology) OK cũng là từ có nhiều giả thuyết nhất. Trong khi Wikipedia liệt kê 36 gợi ý nguồn gốc khác nhau thì hai đại từ điển lại đưa ra hai giả thuyết phổ biến nhất:
- Tự điển Cambridge nêu giả thuyết được cho là làm lan rộng cụm từ này, đặc biệt trong nước Mỹ, là từ biệt danh ‘Old Kinderhook’ của ứng cử viên tổng thống thuộc đảng Dân chủ Martin Van Buren (Kinderhook – tên quê nhà ông) năm 1840 được phe ủng hộ hô hào và thậm chí còn dựng lên Câu lạc bộ OK (OK club) để vận động cổ vũ cho ông.
- Trong khi đó, tự điển Webster hàng đầu của Hoa Kỳ và nhiều từ điển từ nguyên khác trích dẫn theo tài liệu của nhà Từ nguyên học Mỹ Allen Walker Read xuất bản năm 1964 mặc nhiên chấp nhận rằng “OK xuất hiện lần đầu vào năm 1839 trên tờ Boston Morning Post trong một bài phản hồi vui nhộn một mục đăng trên báo Providence. Nguyên văn như sau: “… he of the [Providence] Journal, and his train-band, would have the ‘contributions box,’ et ceteras, ok.—all correct—and cause the corks to fly…” Phải chăng giả thuyết ‘all correct’ được chấp nhận rộng rãi trong giới ngôn ngữ học chỉ vì tác giả của ý này là một sử gia, là nhà từ nguyên học (etymologist) và đồng thời cũng là nhà biên soạn từ điển (lexicographer)?!
Báo chí, ở thế kỷ 19, ra đời trước khi có dịch vụ điện tín (wire services) nên đa phần tin tức ngoại thành (out-of town) đưa lên khuôn in thường do thoả thuận trao đổi giữa các báo vơi nhau. Do còn nhiều khoảng trống nên ngoài tin tức thời sự, các nhật báo còn đăng các mẫu chuyện tiếu lâm, văn thơ, tiểu thuyết và bình luận các tờ báo khác. Đặc biệt vào hai thập niên 1820 và 1830, mặc dù các trang báo còn vô vàn khoảng trống, nhưng công cụ truyền thông giấy này lại bùng lên một thú chơi chữ nhất thời na ná như ngày nay với việc sử dụng các chữ cái đầu các từ kết nối lại thành một từ riêng (initialisms / alphabetisms). Ví dụ ai đó viết nhắn lại bạn ‘brb’thay vì ‘be right back’, hay có khi nào bạn đánh giá một mục báo nào đó là ‘TL;DR’ hay ‘TLDR’ hoặc ‘tl;dr’ hay ‘tldr’ tức ‘Too Long; didn’t read’ để phê bình bài viết có quá nhiều từ thừa (the use of excess words / prolixity) chăng? Cụ thể hơn, tờ New York năm 1836 đăng một dòng chữ: ‘O.K.K.B.W.P.’ của một nàng người mẫu thời trang gửi cho tình nhân. Hàng mẫu tự dài này sau đó được đáp trả bằng một nụ hôn và nó cũng được dịch thuật lại nguyên câu: ‘One kind kiss before we part’
Nhưng vì sao ‘all correct’ không phải là ‘AC hay ac’ mà lại biến thành ‘ok’?. Giả thuyết từ Webster đưa ra lại trở về với hai thập niên trên. Song hành với thú gắn các chữ đầu từ kể trên, xã hội nước Mỹ còn phát sinh một thú cố tình viết sai chính tả giả như người không được học chữ: no go thành know go; all right thành oll wright; no use thành know yuse; all correct thành Orl Korrekt. Thế là phối hợp với ngẫu hứng viết tắt, các chữ trên lần lượt sẽ là: K.G.; O.W.; K.Y.; O.K.
Mặc dù tuỳ loại từ khác nhau mà ‘OK’ có thể có nghĩa hơi khác nhau, nhưng tựu trung, nguyên nghĩa ‘OK’ hầu hêt đều hàm ý khẳng định, đồng ý; còn về phương diện đánh giá thì ‘OK’ có nghĩa ‘chấp nhận được’, ‘không tốt không tệ’, kém hơn ‘good’. Và đương nhiên, cũng như mọi trường hợp từ tắt khác, cho dù ‘OK’ có phổ biến đại trà đến đâu thì cũng KHÔNG được sử dụng trong tình huống lịch sự hay trang trọng. Trong hơn 750 – 780 000 từ của bản Kinh Thánh tiếng Anh (tuỳ phiên bản), người ta không tìm thấy chữ ‘ok’ nào kể cả phiên bản mới soạn trong thế kỷ này. Trong tất cả những lần nói trước công chúng suốt 2 nhiệm kỳ tổng thống, người ta chỉ ghi nhận Barack Obama sử dụng ‘ok’ duy nhất một lần khi nói với trẻ con. Thuật ngữ chính xác trong các trường hợp này là “All right’, hay trong hội thoại ‘fine, yes…’ Giáo sư Metcalf, tác giả quyển ‘OK: The Improbable Story of America’s Greatest Word’dựa vào nguồn tài liệu nghiên cứu của nhà Từ nguyên học Allen Walker Read, đã phát hiện một điểm thú vị trong tiểu thuyết cổ điển bất hủ ‘Little women’ của Louisa May Alcott tái bản 1880, ‘okay’ được thay bằng ‘cozy’. Trong lần xuất bản đầu năm 1868, sách có đoạn:
‘One of us must marry well. Meg didn’t, Jo won’t, Beth can’t yet, so I shall, and make everything okay all round.
— Little Women, 1868-9
Vì vậy, bạn không được viết ‘OK’ trong bài tiểu luận, không sử dụng nó trong đơn xin việc, trong sơ yếu lý lịch, trong bài phát biểu trước công chúng, vv. ; mặc dù người ta vẫn nghe thấy từ này trên môi miệng của nhiều chính khách Mỹ (hay ảnh hưởng từ Mỹ) hiện nay.
Nhân tiện, về mặt chính tả khi tra vấn Copilot – trí tuệ nhân tạo của Microsoft – kết quả hai lần tra được hai cách hiển thị như sau:
|
Chúng ta cần biết là kết quả nội dung phân tích của trí tuệ nhân tạo là kết quả thu lượm từ nội dung chia sẻ qua mạng trong quảng đại quần chúng chứ không phải của chuyên gia, và mặc dù đám đôngtạo nên sức mạnh nhưng số đông không phải lúc nào cũng đúng!. Chính vì thế mà hai bản văn thu thập được từ Copilot có hai kiểu xác định mâu thuẫn nhau.
Điều này có nghĩa là ‘ok’ không được sử dụng trong bất kỳ thể văn trang trọng nào. Hơn nữa theo các nhà ngôn ngữ học, cách viết đúng của từ ngữ độc đáo này là ‘OK hoặc ok’ hoặc ‘Okay’. ‘Okey’ là chữ viết sai chính tả! .Nếu bạn thích ‘okey’ được công nhận thì hãy đợi tới khi nào nó lan ra đại cộng đồng như trường hợp ‘orl Korrekt’
Trong khi đó, ‘okey’ lại được tận dụng khác nhau tuỳ địa phương, như okey game – một trò chơi phổ biến của Thổ nhĩ Kỳ (Turkey) hay loại gỗ ‘okey’ có liên quan đến dòng gỗ Sồi vì dân ‘mê’ gỗ Sồi vẫn gọi ‘oak’ là ‘oaky’ có âm trại theo ‘okey’, và do đó hai từ này trở thành ‘thông gia’ của nhau. Thậm chí ‘okey’ còn đượ gọi tên một loại rượu có hương gỗ Sồi. ‘ok’ là từ tắt của ‘oklahoma’
Vấn đề còn lại của ‘OK’ là tới nay vẫn chưa một giả thuyết nào đưa ra được chứng cứ nên ‘OK’ vẫn nằm trong bí ẩn về nguồn gốc.
https://en.wikipedia.org/wiki/List_of_proposed_etymologies_of_OK
http://www.bbc.com/news/magazine-12503686
The Many Ways to Say ‘Okay’ (voanews.com)
Words We’re Watching: ‘TL;DR’ | Merriam-Webster